Page 1 of 7

Trang 1

Cập nhật tháng 5 / 2020

CAO TỐC TRUNG LƯƠNG – MỸ THUẬN

QUYẾT TÂM THÔNG TUYẾN VÀO CUỐI NĂM 2020

1) Về công tác huy động vốn:

Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (Dự án TLMT) đặt mục tiêu sẽ được thông tuyến vào

cuối năm 2020 và bắt đầu đưa vào sử dụng từ đầu năm 2021. Để thực hiện mục tiêu đó, việc

cung cấp nguồn vốn một cách đầy đủ và kịp thời cho dự án đóng vai trò quyết định. Đến nay,

các vấn đề vướng mắc về nguồn vốn của dự án đã được giải quyết và tháo gỡ; đây là yếu tố

then chốt giúp dự án huy động được nguồn vốn hơn 5.700 tỷ đồng (tính đến tháng 5/2020), cụ

thể như sau:

- Tổng số vốn mà dự án đã huy động được từ các nhà đầu tư đạt 2.877 tỷ đồng. Trong

đó, công ty CII, với vai trò là nhà đầu tư lớn nhất của dự án, đã đầu tư hơn 2.700 tỷ

đồng, chiếm khoảng 95% tổng số vốn mà dự án đã huy động được từ các nhà đầu tư.

- Cuối năm 2019, dự án đã được tiếp thêm động lực khi nhận được khoản hỗ trợ từ ngân

sách nhà nước hơn 1,776 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng. Khoản hỗ trợ còn

lại (khoảng 410 tỷ đồng) sẽ được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang thực hiện theo tiến độ dự án. Theo đó,

tổng nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước sẽ đạt 2,186 tỷ đồng.

- Tổng nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã giải ngân cho dự án đến tháng 5/2020 đạt 1.050

tỷ đồng, tương đương 15,7% tổng hạn mức cho vay theo hợp đồng đã ký là 6.686 tỷ

đồng. Phần vốn vay còn lại sẽ được giải ngân theo tiến độ xây dựng của dự án.

STT Nguồn vốn dự án

Thực hiện đến tháng 5/2020

(tỷ đồng)

1 Vốn chủ sở hữu và vốn nhà đầu tư khác 2.877

2 Vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 1.776

3 Vốn tín dụng ngân hàng 1.050

5 Tổng cộng 5.703

Page 2 of 7

Trang 2

2) Về công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng dự án:

- Về công tác giải phóng mặt bằng: Nhằm đảm bảo tiến độ thi công của dự án, công tác

giải phóng mặt bằng đóng vai trò rất lớn và được các chủ đầu tư, công ty BOT, và cơ

quan nhà nước có thẩm quyền đặt mục tiêu sớm hoàn thành ngay từ những ngày đầu

của dự án. Do đó, nhà đầu tư đã chủ động góp vốn chủ sở hữu từ năm 2015 và sử dụng

trước phần vốn góp này để chuyển cho địa phương cho mục đích đẩy nhanh công tác

đền bù giải phóng mặt bằng. Nhờ vậy, đến nay chính quyền địa phương đã hoàn thành

và bàn giao mặt bằng tuyến chính 51,506/51,506 Km (đạt 100%), là cơ sở để công tác

xây dựng dự án được triển khai một cách xuyên suốt và không bị gián đoạn.

- Về công tác xây dựng: Đến nay, tiến độ xây dựng đã đạt hơn 46% khối lượng công

việc toàn dự án. Để có được thành quả đó, chủ đầu tư, công ty BOT, các nhà thầu...đã

phải tập trung nguồn nhân lực rất lớn cho dự án. Nhiều công nhân, kỹ sư đã phải đón

tết xa nhà ngay trên công trường, đã phải chịu nhiều khó nhọc trong đợt giãn cách xã

hội vừa qua, đã không quản ngại thời tiết nắng mưa...tất cả vì mục tiêu đưa dự án về

đích vào cuối năm 2020 đầu năm 2021.

STT Các công tác triển

khai tại dự án

Thực hiện đến tháng 5/2020

1 Công tác giải phóng

mặt bằng

Đến nay, chính quyền địa phương đã hoàn thành và bàn giao

mặt bằng tuyến chính 51,506/51,506 Km (đạt 100%);

2 Công tác triển khai

thi công

Đến nay, tiến độ xây dựng đã đạt hơn 46% khối lượng công việc

toàn dự án, trong đó bao gồm nhiều hạng mục chính như:

- Thi công bấc thấm tuyến chính đạt 100%.

- Thi công đắp nền đường đạt 82%

- Thi công đào nền đường đạt 80%

- Thi công gia tải xử lý nền đất yếu đạt 85% (32/38 km)

- Các hạng mục cầu đạt 92% (48/52 cầu).

Các hạng mục khác vẫn đang được nhà đầu tư và công ty BOT

triển khai theo đúng kế hoạch đề ra.

3) Ý nghĩa quan trọng của dự án TLTM đối với chiến lược đầu tư của CII:

a) Chiến lược đầu tư vào Dự án TLMT:

Từ năm 2015, công ty CII đã có chiến lược đầu tư vào dự án cao tốc TLMT và một số dự án

khác ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) như dự án Cầu Rạch Miễu, Mở rộng

Quốc lộ 60, Cầu Cổ Chiên, nhằm xây dựng được mạng lưới giao thông xuyên suốt, góp phần

thúc đẩy phát triển kinh tế, và xã hội ở các tỉnh miền Tây nói riêng cũng như tăng cường sự

giao thương giữa các tỉnh ĐBSCL và các khu vực kinh tế trọng điểm khác nói chung.

Page 3 of 7

Trang 3

Khu vực ĐBSCL được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam nhưng hạ tầng giao thông đường

bộ trong khu vực này vẫn còn yếu kém, đa số nhu cầu vận tải và đi lại của người dân đều sử

dụng đường thủy. Với nhu cầu vận tải tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ bởi tiềm năng phát triển

nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khu công nghiệp, và du lịch đặc biệt trong bối cảnh các hiệp

định thương mại quốc tế đang được ký kết và dần có hiệu lực...nhu cầu và tiềm năng phát triển

hạ tầng ở khu vực này đang là vấn đề nóng. Do đó, dự án HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận

được dự báo sẽ sẽ là một trong những tuyến cao tốc có lưu lượng xe lưu thông nhiều nhất ở

Việt Nam. Khi hoàn thành xây dựng, dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ kết nối với

dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương hiện hữu, tạo thành tuyến giao thông xuyên suốt khoảng

hơn 100 km, giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ TP.HCM đi đến các tỉnh miền Tây

so với việc di chuyển trên Quốc lộ 1 hiện hữu.

Việc đầu tư dự án TLMT cũng sẽ giúp CII đảm bảo được sự tăng trưởng bền vững trong dài

hạn, nâng cao được vị thế trong ngành đầu tư hạ tầng, và duy trì được lợi thế cạnh tranh vốn

có, nhất là trong bối cảnh hành lang pháp lý PPP đang dần hoàn thiện và rủi ro cạnh tranh ngày

càng cao.

b) Tầm quan trọng của dự án TLMT đến CII:

Hiện tại, tổng doanh thu các dự án BOT hiện hữu trong danh mục của CII đạt khoảng 722 tỷ

đồng trong năm 2019. Khi dự án TLMT đi vào vận hành thu phí từ năm 2021, quy mô doanh

thu thu phí của CII sẽ có sự tăng trưởng đột biến. Cụ thể, công ty ước tổng doanh thu bình

quân một năm của dự án TLMT sẽ đạt khoảng 1,200 tỷ (trong giai đoạn từ 2021 đến 2026) và

sẽ tăng lên gấp đôi (khoảng 2.400 tỷ/năm) trong giai đoạn từ 2027 đến 2032.

Dự kiến đến năm 2026, tổng doanh thu thu phí của danh mục dự án BOT sẽ đạt gần 4.000 tỷ

đồng, trong đó dự án TLMT sẽ đóng góp đến gần 40% tổng doanh thu (đứng sau là dự án Mở

rộng Xa Lộ Hà Nội, đóng góp gần 30% tổng doanh thu thu phí). Do vậy, nguồn doanh thu từ

dự án TLMT sẽ là một trong các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững

của CII trong tương lai.

c) Công tác chuẩn bị nguồn vốn đầu tư dự án:

Dự án TLMT với tổng mức đầu tư gần 12.700 tỷ đồng sẽ là dự án có quy mô đầu tư lớn nhất

trong danh mục các dự án BOT của CII. Như đã đề cập ở trên, công ty đã thành công trong

Page 4 of 7

Trang 4

việc huy động được nguồn vốn lớn cho dự án, chiếm khoảng 95% tổng số vốn mà dự án đã

huy động được từ các nhà đầu tư. Để có thể huy động được nguồn vốn đầu tư lớn như trên là

một việc không hề dễ dàng đối với CII, khi phần lớn nguồn vốn đầu tư của công ty vẫn đang

nằm ở các dự án BOT khác và CII chưa thể thu hồi ngay được do thời gian hoàn vốn của các

dự án hạ tầng thường rất dài.

Do đó, công ty đã phải chủ động sáng tạo và phát hành nhiều sản phảm tài chính khác nhau

nhằm mục đích vừa có thể huy động được nguồn vốn dài hạn cho dự án, vừa tránh được rủi ro

pha loãng cổ phiếu ngay lập tức (trong trường hợp phải tăng vốn chủ sở hữu để đầu tư dự án).

Đây cũng là một trong những lí do khiến cho tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng gia

tăng trong các năm vừa qua. Trong ngắn hạn, việc này sẽ tạm thời làm tăng chi phí tài chính

trong giai đoạn dự án đang trong giai đoạn thi công. Tuy nhiên, về dài hạn, hiệu quả đầu tư

của doanh nghiệp (tính theo tỷ suất nội hoàn IRR) sẽ cao hơn rất nhiều do tận dụng được nguồn

vốn tín dụng.

4) Một số hình ảnh về các công việc đang triển khai tại dự án:

Page 5 of 7

Trang 5