Page 1 of 4
Pham Van Trong Education Phương pháp giải bài tập điện phân
1
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐIỆN PHÂN (PHẦN 1)
Dạng toán: Điện phân dung dịch một chất
Câu 1. Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3)2 trong dung dịch với điện cực trơ, thì sau điện phân khối lượng dung
dịch đã giảm là
A. 1,6 gam. B. 6,4 gam. C. 8,0 gam. D. 18,8 gam.
Câu 2. Điện phân 400ml dung dịch CuSO4 0,5M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 6,4 gam kim loại
thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 0,56 lít. D. 1,12 lít.
Câu 3. Điện phân dung dịch chứa 23,4 gam muối ăn (với điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được 2,5 lít dung
dịch có pH=13. Phần trăm muối ăn bị điện phân là
A. 62,5%. B. 65%. C. 70%. D. 80%.
Câu 4. Điện phân 200 ml dung dịch muối CuSO4 trong thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Dung
dịch sau điện phân cho tác dụng với dung dịch H2S dư thu được 9,6 gam kết tủa đen. Nồng độ mol của dung dịch
CuSO4 ban đầu là
A. 1M. B. 0,5M. C. 2M. D. 1,125M.
Câu 5. Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catot và một
lượng khí X ở anot. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau
phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của
dung dịch NaOH là
A. 0,15M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,05M.
Page 2 of 4
Pham Van Trong Education Phương pháp giải bài tập điện phân
2
Câu 6. Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 thu được 1,12 lít khí X (ở đktc). Ngâm đinh sắt vào
dung dịch sau điện phân, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam. Nồng độ
mol của CuCl2 ban đầu là
A. 1M. B. 1,5M. C. 1,2M. D. 2M.
Câu 7. Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V lít dung dịch CuCl2 0,5M. Khi dừng điện phân thu được dung
dịch X và 1,68 lít khí Cl2 (đktc) duy nhất ở anot. Toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với 12,6 gam Fe. Giá trị
của V là
A. 0,60. B. 0,15. C. 0,45. D. 0,80.
Câu 8. Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung
dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột Fe vào Y, sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là
A. 2,25. B. 1,5. C. 1,25. D. 3,25.
Câu 9. Điện phân dung dịch X chứa 0,4 mol M(NO3)2 (với điện cực trơ) trong thời gian 48 phút 15 giây, thu
được 11,52 gam kim loại M tại catot và 2,016 lít khí (đktc) tại anot. Tên kim loại M và cường độ dòng điện là
A. Fe và 24A. B. Zn và 12A. C. Ni và 24A. D. Cu và 12A.
Câu 10. Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với I = 1,93A tới khi catot bắt đầu có bọt khí thoát ra thì dừng lại,
cần thời gian là 250 giây. Thể tích khí thu được ở anot (đktc) và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là
A. 28 ml ; 0,0125M. B. 28 ml ; 0,025M. C. 56 ml ; 0,0125M. D. 280 ml ; 0,025M.
Page 3 of 4
Pham Van Trong Education Phương pháp giải bài tập điện phân
3
Câu 11. Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2 M với I = 9,65A. Tính khối lượng Cu bám lên catot khi thời
gian điện phân t1 = 200 giây, t2 = 500 giây lần lượt là
A. 0,32 gam và 0,64 gam. B. 0,64 gam và 1,28 gam.
C. 0,64 gam và 1,32 gam. D. 0,32 gam và 1,28 gam.
Câu 12. Điện phâm dung dịch CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 3,4A trong 2h30 phút. Dung dịch
sau điện phân vẫn còn màu xanh lam. Khối lượng kim loại đồng thoát ra ở điện catôt là
A. 6,40 gam. B. 3,24 gam. C. 10,15 gam. D. 20,29 gam.
Câu 13. Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch NaOH a% với cường độ dòng điện 19,3A, sau 60 phút thu được
100 gam dung dịch X có nồng độ 24%. Giá trị a là
A. 22,54. B. 24. C. 25,66. D. 21,246.
Câu 14. Người ta điều chế H2 và O2 bằng phương pháp điện phân dung dịch NaOH với điện cực trơ, cường độ
dòng điện 0,67A trong thời gian 40 giờ. Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng 100 gam và nồng độ
NaOH là 6%. Nồng độ dung dịch NaOH trước điện phân là (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể)
A. 5,08% B. 6,00% C. 5,50% D. 3,16%
Câu 15. Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II với dòng điện cường độ 6A.
Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng 3,45 gam. Kim loại đó là
A. Zn. B. Cu. C. Ni. D. Sn.
Câu 16: Điện phân dung dịch CuSO4 một thời gian thu được tổng thể tích khí là 11,2 lít (đktc), trong đó một
nửa lượng khí được sinh ra từ cực dương và một nửa được sinh ra từ cực âm. Khối lượng CuSO4 có trong dung
dịch là
A. 40. B. 20. C. 10. D. 80.
Page 4 of 4
Pham Van Trong Education Phương pháp giải bài tập điện phân
4
Câu 17: Điện phân 200ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catốt dừng lại. Để yên dung
dịch sau khi điện phân đến khi khối lượng ca tốt không đổi thì thấy có 3,2 gam kim loại bám vào ca tốt. Nồng
độ mol/l của Cu(NO3)2 ban đầu là
A. 0,5M B. 1M C. 3M D. 2,5M
Câu 18: Điện phân 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 1M (điện cực trơ, không màng ngăn), với cường độ dòng điện I
= 2,68A trong thời gian t giờ thì bắt đầu có khí thoát ra ở catot (hiệu suất của quá trình điện phân là 100%). Giá
trị của t là
A. 4. B. 1. C. 6. D. 2.
Câu 19: Mắc nối tiếp hai bình điện phân chứa lần lượt hai dung dịch NaCl và AgNO3. Sau một thời gian điện
phân thì thu được ở catot của bình 1 là 2,24 lit khí (đktc). Khối lượng bạc bám trên catot của bình 2 và thể tích
khí thoát ra ở anot bình 2 là :
A. 10,8g; 0,56(l). B. 5,4g; 0,28(l). C. 21,6g; 1,12(l) D. 43,2g; 2,24(l).
Câu 20: Có hai bình điện phân mắc nối tiếp: Bình (1) chứa 100ml dung dịch CuSO4 0,1M; Bình (2) chứa 100ml
dung dịch NaCl 0,1M tiến hành điện phân có màng ngăn cho tới khi ở bình hai tạo ra dung dịch có pH = 13 thì
ngưng điện phân. Giả sử thể tích dung dịch ở hai bình không đổi. Nồng độ mol của Cu2+ trong dung dịch bình
(1) sau điện phân là:
A. 0,04M. B. 0,10M. C. 0,05M. D. 0,08M.